Người Maori & Linh hồn nước

Trong khi ô nhiễm nguồn nước đang ảnh hưởng khủng khiếp trên khắp thế giới thì ở Aotea – New Zeland đó lại không phải là vấn đề.

Trước thời kỳ thuộc địa, người Maori đã có hệ thống quản lí luật pháp, chính trị và xã hội hiệu quả trong việc kiểm soát nguồn nước, giao thông đường thủy và các khu vực ao, hồ, biển…của họ. Mặc dù những hệ thống này có thể khác nhau giữa các cộng đồng cư dân trên đảo, nhưng tất cả đều tuân thủ các nguyên tắc tikanga của người Māori khẳng định rằng quyền kiểm soát và sử dụng nước là của họ. Song, đến hiện nay điều này có phần đi ngược với tuyên bố của chính phủ New Zealand rằng không ai sở hữu nước, chỉ chính phủ có quyền quản lý và kiểm soát nguồn tài nguyên này.

Nước là nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Nhưng đối với người Maori, nước có linh hồn riêng và cung cấp một giá trị đa chiều, tổng thể. Chẳng hạn, nước giúp duy trì sự sống, nước bảo vệ mọi người trong những hoàn cảnh đặc biệt, nước giúp di chuyển, kết nối nơi này với nơi khác, là một phần của môi trường rộng lớn. Như cộng đồng người Maori ở lưu vực sông Whanganui có câu “Ko au te awa, ko te awa ko au” – “Tôi là sông, sông là tôi” phản ánh mối quan hệ nội tại và siêu hình giữa con người và nước.

Trên hòn đảo Aotea, nguyên tắc tikanga gắn liền với các vùng nước được thể hiện qua tên các địa danh: 

  • Phản ánh những trận chiến trong quá khứ: Waitapu
  • Nơi diễn ra các hoạt động thường ngày như giặt quần áo: Waikakahu
  • Nơi tôn thờ taniwha (các vệ thần nước trong văn hoá Maori): Waituoro
  • Và vị trí của những con suối: puna wai

Điển hình như tên gọi ở khu vực duyên hải cũng liên quan chặt chẽ với dòng nước, ví dụ như Te Punga o Tainui, nghĩa là là một tảng đá lớn ở Vịnh Katherine. Nó là một địa điểm đặc biệt được sử dụng làm mỏ neo cho waka Tainui (1 trong những chiếc xuồng vượt đại dương mà người Polynesia đã di cư đến New Zealand khoảng 800 năm trước).

Tất cả các vùng nước, chẳng hạn như suối (puna Wai), đất ngập nước (repo), sông (awa), hồ (roto), nước ngầm (waitomo) hoặc đầm phá (muriwai) đều sinh lực riêng của chúng. Những động vật tự nhiên sống trong nước hoặc gắn liền với nước thường phản ánh sức khỏe của nguồn nước. Sự có mặt của của taniwha (vệ thần nước), hay còn gọi là cá ngừ linh, trong các con suối ở Oruawharo và Te Roto được coi là điều tốt, điềm lành vì chúng duy trì các con suối sạch trong và giữ lấy sức khỏe lẫn sinh lực của dòng nước.

Đối với người Maori, điều quan trọng là phải luôn duy trì sức khỏe của vùng nước, đến mức những hành động sử dụng nước với mục đích khác nhau đều bị cấm, cần được điều chỉnh và cân bằng lại. Ví dụ, nước dùng để tắm rửa không thể trộn lẫn với nước dùng để nấu ăn. Do đó, nguồn để tắm rửa và nguồn để nấu ăn phải tách biệt nhau hoàn toàn.

Ở New Zealand, sự ra đời của các trang trại chăn nuôi bò sữa thâm canh đang làm thay đổi hệ sinh thái của các vùng sông nước, tác động tiêu cực đến sinh lực và sức sống của dòng sông. Người Maori đã đưa ra nhiều cáo buộc đối với tòa án Waitangi về việc đã cho phép thải các chất ô nhiễm xuống dòng nước. Một kết quả tích cực là việc thỏa thuận hợp tác quản lý để làm sạch sông Waikato và quản lý bền vững tuyến đường thủy này được hoan nghênh. Ngoài ra, việc công nhận sông Whanganui là một pháp nhân cũng mang lại kết quả rất tích cực.